Tăng nhãn áp - Căn bệnh giấu mặt nguy hiểm
Tăng nhãn áp (Glô-côm) hay còn gọi là bệnh cườm nước là một bệnh về mắt nguy hiểm dễ dẫn đến mù lòa nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đây là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây mù lòa trên thế giới, chỉ đứng sau bệnh đục thủy tinh thể.
Căn bệnh này mang tính chất đặc biệt nguy hiểm bởi sự hình thành và tiến triển âm thầm của nó. Có khoảng 50% bệnh nhân tăng nhãn áp ở các nước đã phát triển không biết mình bị bệnh. Và con số này ở các nước đang phát triển có thể lên tới 90%.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh Glô-côm là do áp suất dịch thủy trong nhãn cầu tăng cao, gây tổn thương và hủy hoại các tế bào thần kinh thị giác. Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm và chữa trị sẽ dẫn đến tình trạng mù lòa.
Áp lực trong mắt gây tổn thương và hủy hoại các tế bào thần kinh thị giác
Bệnh tăng nhãn áp có những dạng nào?
Có nhiều cách phân loại căn bệnh này. Một cách phân loại thường được dùng đó là: tăng nhãn áp nguyên phát và tăng nhãn áp thứ phát.
- Glô-côm nguyên phát thường được phân biệt thành 2 dạng:
Glô-côm góc mở: dạng này biểu hiện âm thầm, không gây cảm giác đau nhức, cho nên bệnh nhân thường phát hiện bệnh tình cờ khi khám sức khỏe, khám định kỳ… hoặc phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn khi thị lực đã bị tổn thương trầm trọng.
Glô-côm góc đóng: khi mắc bệnh ở dạng này, bệnh nhân có thể bị các triệu chứng rầm rộ như nhức đầu, nhức mắt, nhìn mờ, nôn ói…nhưng cũng có nhiều trường hợp không có bất kỳ triệu chứng gì cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Khi bị bệnh Glaucoma, bệnh nhân có thể có các triệu chứng nhức đầu, nhức mắt
- Glô-côm thứ phát:là biến chứng của những bệnh về mắt khác: viêm màng bồ đào, tiểu đường hay chấn thương vùng mắt hoặc sau phẫu thuật nội nhãn như: Phaco, bong võng mạc…
Phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp nếu được phát hiện sớm vẫn có thể chữa trị, giảm bớt mức độ nguy hiểm của bệnh chứ không thể điều trị bệnh triệt để. Hiện có nhiều phương pháp để điều trị bệnh Glô-côm như: uống thuốc và nhỏ thuốc nhỏ mắt, laser, phẫu thuật. Khi bị tăng nhãn áp dẫn đến mất thị lực thì không thể phục hồi, tuy nhiên các phương pháp điều trị trên có thể ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình dẫn đến mù lòa do bệnh gây ra. Vì vậy việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng, sẽ góp phần làm giảm những hậu quả do bệnh tăng nhãn áp gây nên, đó là giảm thị lực và gây mù lòa, cướp đi thị lực của người bệnh.
Sự khác nhau giữa hình ảnh quan sát được của mắt bình thường và mắt bị bệnh Glaucoma
Khám mắt định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, kiểm tra thị lực thường xuyên, kiểm tra nhãn áp,… là những việc cần thiết để phát hiện sớm bệnh Glô-côm, nhất là đối với những người trên 40 tuổi, những người có tiền sử gia đình bị căn bệnh này, hay những người bị các căn bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, các tật khúc xạ về mắt như cận thị, viễn thị nặng, những người từng phẫu thuật mắt…
Sau khi khám, các bác sĩ chuyên khoa Mắt có thể phát hiện được bệnh Glô-côm ở giai đoạn sớm và tư vấn cho bệnh nhân những phương pháp điều trị hiệu quả nhất để duy trì thị lực.
Xem thêm:
>>> Các bệnh về mắt
Bài viết liên quan
Ý kiến khách hàng
Bé nhà mình tuy mới học lớp 5 nhưng đã có những dấu hiệu của bệnh cận thị. Đầu năm học vừa rồi, khi phát hiện cháu có những biểu hiện của cận thị, tôi đã đưa cháu đi khám và được bác sĩ phòng khám Mắt kê đơn Viên dưỡng mắt Kankavin, và không đeo kính do cháu chỉ bị cận nhẹ. Sau một thời gian uống Kankavin, thị lực cháu đã tốt hơn nhiều, cháu có thể nhìn xa và rõ hơn mà không cần đeo kính cận./p>
Chị Hoàng Thanh Vân - Thanh Xuân, Hà Nội


Cách đây mấy tháng, mắt bố tôi bị kém đi. Tôi đã đưa bố đi khám mắt và bác sĩ bảo bố tôi bị đục thủy tinh thể giai đoạn đầu. Bác sĩ đã tư vấn cho bố tôi sử dụng Kankavin. Sau 3 tháng sử dụng kankavin, mắt bố tôi đã tiến triển tốt hơn rất nhiều. Hy vọng cũng có nhiều người lớn tuổi như bố tôi có thể điều trị khỏi bệnh đục thủy tinh thể khi về già. /p>
Anh Nguyễn Trung Kiên - Từ Liêm, Hà Nội

