Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những bệnh lý về mắt phổ biến thường gặp khi về già. Đây là căn bệnh do lão hóa, để lại hậu quả nặng nề, cướp đi thị lực của bệnh nhân nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để phòng ngừa và làm hạn chế tiến triển xấu của bệnh, một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý là vô cùng quan trọng.
Biểu hiện của bệnh đục thủy tinh thể
Thủy tinh thể đóng vai trò như một thấu kính trong suốt có chức năng điều tiết các tia sáng để hình ảnh có thể hội tụ rõ trên võng mạc. Khi thủy tinh thể bị đục mờ, thị lực sẽ bị suy giảm dần, thậm chí dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Căn bệnh này không gây đau đớn nên người bệnh khó phát hiện bệnh và thường có tâm lý chủ quan. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có các triệu chứng như nhìn một vật thành hai hoặc nhiều hơn, nhìn mờ đi, cảm giác như có màn sương mờ che trước mắt.
Sự khác biệt giữa mắt bình thường và mắt bị đục thủy tinh thể
Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể
Theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa Mắt, sự kết hợp giữa các chất oxy hóa, kẽm và các vitamin A, B2, C, E... sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể.
Các chất chống oxy hóa, đặc biệt là Lutein và Zeaxanthin, sẽ giúp ngăn ngừa sự liên kết hình chữ thập của các protein trong thủy tinh thể - nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể. Lutein & Zeaxanthin có nhiều trong các loại rau xanh như rau bó xôi, rau cải xoăn. Bạn có thể bổ sung các chất chống oxy hóa thông qua bổ sung các loại rau xanh vào các bữa ăn hàng ngày.
Một số thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin tốt cho mắt
Khi mắc căn bệnh này, bệnh nhân nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều protein như thịt nạc, sữa bò, sữa đậu nành... để tăng cường bổ sung protein, các acid amin.
Rau xanh và các loại trái cây có màu vàng, đỏ như cà chua, ớt, cà rốt, bắp cải, súp lơ, quả hồng,... sẽ là nguồn dinh dưỡng giàu vitamin A và B.
Các loại trái cây và rau xanh chứa nhiều vitamin E và C.
Các loại cá như cá trích, cá cơm, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi... chứa nhiều axit béo Omega-3.
Một số thực phẩm giàu Omega-3
Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa, lạc và các loại lương thực thô.
Các thực phẩm giàu Kẽm mà bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày
Để bổ sung vitamin B6, bạn nên ăn nhiều các thức ăn như thịt gà, chuối, các loại hạt đậu, thịt heo, cá, gan, khoai tây.
Cam, quýt, các loại rau màu xanh đậm, ngũ cốc, các loại hạt đậu khô, gan động vật, nấm rơm chứa nhiều axit folic.
Sữa, thịt, trứng của các loài gia cầm là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều vitamin B12.
Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng cho mắt, bệnh nhân còn cần phải kiêng, tránh ăn những thức ăn cay, nóng có chứa gừng, hành, tỏi..., không uống rượu, hút thuốc lá. Rượu và thuốc lá là những thứ rất có hại đối với mắt, gây nên những tổn thương cho mắt, gây giảm thị lực, thậm chí có thể gây mù lòa.
Xem thêm:
>>> Cách phòng chống bệnh đục thủy tinh thể
Bài viết liên quan
Ý kiến khách hàng
Bé nhà mình tuy mới học lớp 5 nhưng đã có những dấu hiệu của bệnh cận thị. Đầu năm học vừa rồi, khi phát hiện cháu có những biểu hiện của cận thị, tôi đã đưa cháu đi khám và được bác sĩ phòng khám Mắt kê đơn Viên dưỡng mắt Kankavin, và không đeo kính do cháu chỉ bị cận nhẹ. Sau một thời gian uống Kankavin, thị lực cháu đã tốt hơn nhiều, cháu có thể nhìn xa và rõ hơn mà không cần đeo kính cận./p>
Chị Hoàng Thanh Vân - Thanh Xuân, Hà Nội


Cách đây mấy tháng, mắt bố tôi bị kém đi. Tôi đã đưa bố đi khám mắt và bác sĩ bảo bố tôi bị đục thủy tinh thể giai đoạn đầu. Bác sĩ đã tư vấn cho bố tôi sử dụng Kankavin. Sau 3 tháng sử dụng kankavin, mắt bố tôi đã tiến triển tốt hơn rất nhiều. Hy vọng cũng có nhiều người lớn tuổi như bố tôi có thể điều trị khỏi bệnh đục thủy tinh thể khi về già. /p>
Anh Nguyễn Trung Kiên - Từ Liêm, Hà Nội

